English
Tiếng Việt
Trụ sở 
Sơ lược công ty 
Tầm nhìn 
Sứ mạng 
Chính sách chất lượng 
Danh sách khách hàng 
Thông tin tuyển dụng 
Phát triển nghề nghiệp 

  Giới thiệu dịch vụ
Tin tức và sự kiện
Giới thiệu
Giới thiệu dịch vụ
ISO 9000
ISO 14000
ISO 22000 - HACCP 
OHSAS 18000 
5S & KAIZEN 
SA 8000 
TS 16949 
ISO 17025 
6 SIGMA 
... 
Con người và công việc
Hỏi và đáp
Quy trình tư vấn

OHSAS 18000
 

 

Biết bao nhiêu tai nạn thương tâm đã xẩy ra cuớp đi biết bao sinh mạng với bao đau thương, bao mất mát về tiền bạc của xã hội. Những tan nạn nói riêng trong hoạt động của các doanh nghiệp chưa đủ các điều kiện về an toàn gây ra chiếm một con số không phải nhỏ.

Chỉ khi sự việc đã xảy ra rồi thì doanh nghiệp mới thấy hối tiếc vì mất mát về con người, mất mát về tiền bạc, tiếng tăm của công ty… Hối tiếc vẫn chỉ là hối tiếc của các doanh nghiệp trong hoàn cảnh đó, sự hối tiếc của những doanh nghiệp này cũng chưa phải liều thuốc đủ mạnh để cảnh tỉnh những doanh nghiệp còn lại chưa “gặp” phải những vấn đề sẽ phải đối mặt. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – OHSAS 18000 giúp doanh nghiệp phòng ngừa, kiểm soát được vấn đề an toàn nhằm giảm nhẹ, ngăn chặn những tổn thất do tai nạn gây ra và hơn thế nữa hệ thống này cũng sẽ mang lại cho doanh nghiệp một hình ảnh tốt hơn,  năng suất lao động cao hơn vì công nhân được làm trong một môi trường tốt, môi trường an toàn.

 

Trở lại

 


 

Lịch sử hình thành của OHSAS 18000

www.tuvaniso.org

 

 
Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65). Đây là tài liệu giới thiệu các yêu cầu cơ bản về quản lý sức khỏe và an toàn một cách phòng ngừa tích cực. Tuy vậy, đây chỉ là tài liệu hướng dẫn dùng cho các công ty hoạt động ở vương quốc Anh mong muốn thực hiện cho phù hợp với luật pháp của   Anh về sức khỏe và nghề nghiệp, và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận.

Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các hướng dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn thành tài liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800. Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh bằng cách kết hợp hai sự tiếp cận : tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo hệ thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn BS 8800 cũng như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất bắt buộc. Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận.

Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã tạo ra cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999 hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn – Các yêu cầu, với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007 không phải là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.

 


 

Những thay đổi chính của OHSAS 18001:2007

www.tuvaniso.org

 

Những thay đổi của OHSAS 18001:2007 so với OHSAS 19001:1999

 

- Tầm quan trọng của "sức khoẻ" được nhấn mạnh hơn

- Là tiêu chuẩn chứ không phải quy định

- Tương thích với ISO 14001:2004

- Thuật ngữ “ Rủi ro có thể chịu đựng” được thay bằng rủi ro có thể chấp nhận

- Định nghĩa mối nguy không còn đề cập đến những tổn thất như hư hỏng tài sản, tổn hại môi trường làm việc

- 4.3.3 và 4.3.4 kết hợp chung

- Điều khoản mới 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp

- Yêu cầu mới về sự tham gia tham vấn 4.4.3.2

- Yêu cầu mới về điều tra sự cố 4.5.3.1

 

 


 

Mô hình hệ thống OHSAS 18001:2007

www.tuvaniso.org

 

 

Cấu trúc của hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được xây dựng dựa trên mô hình P-D-C-A và bao gồm:

 

- Thiết lập chính sách an toàn

- Lập kế hoạch

- Thực hiện và điều hành

- Kiểm tra và hành động khắc phục

- Xem xét của lãnh đạo 

 

 

 


 

Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007

www.tuvaniso.org

 

 

- Hoạch định về việc nhận dạng , đánh giá và kiểm soát hiểm nguy

- Các yêu cầu của luật pháp

- Mục tiêu

- Chương trình quản lý AT-SK nghè nghiệp

- Áp dụng và điều hành

- Cấu trúc và trách nhiệm

- Đào tạo, nhận thức và năng lực

- Tư vấn và thông tin

- Tài liệu

- Kiểm soát tài liệu

- Chuẩn bị sãn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

- Khắc phục và phòng ngừa

- Đo lường và giám sát việc thực hiện

- Tai nạn, sự cố , sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa

- Hồ sơ và quản lý hồ sơ

- Đánh giá

- Xem xét của lãnh đạo

 

 

 


 

Các yêu cầu luật định & các yêu cầu khác

www.tuvaniso.org

 

Yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18000 , đặc trưng họat động của Tổ chức - Doanh nghiệp và yêu cầu luật định, các yêu cầu khác về an tòan của quốc gia sẽ tạo nên mô hình hệ thống quản lý an tòan & sức khỏe nghề nghiệp đặc trưng cho từng Tổ chức - Doanh nghiệp. Về yêu cầu liên quan đến luật định và các yêu cầu khác, tiêu chuẩn OHSAS 18000 hướng dẫn Tổ chức – Doanh nghiệp phải :

-          Tổ chức sẽ thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục để xác định, tiếp cận các yêu cầu của luật định và các yêu cầu khác có liên quan đến an tòan & sức khỏe nghề nghiệp mà tổ chức phải tuân thủ

-          Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ sẽ được thiết lập, thực hiện duy trì trong hệ thống quản lý OH&S

-          Tổ chức phải cập nhật các thông tin về luật định và các yêu cầu khác.

-          Tổ chức phải thông tin liên lạc những thông tin luật định và yêu cầu khác cho những người làm việc dưới sự kiểm sóat của Tổ chức và các bên liên quan khác.

 


 

Xác định mối nguy và đánh giá rủi ro (Risk Assessment)

www.tuvaniso.org

 

 

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục để nhận biết các mối nguy, đánh giá các rủi ro và xác định các biện pháp kiểm sóat cần thiết . Các thủ tục nhận biết & đánh giá rủi ro phải xem xét đến:

 

a)     Các họat động thường xuyên và không thường xuyên

b)     Các họat động của những người có khả năng tiếp cận đến nơi làm việc (bao gồm cả các nhà thầu phụ và khách tham quan)

c)     Các hành vi, khả năng và các nhân tố liên quan đến con người khác

d)     Xác định các mối nguy bắt nguồn từ bên ngòai nơi làm việc mà có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe & an tòan của những người chịu ảnh hưởng kiểm sóat của tổ chức trong phạm vi nơi làm việc

e)     Các mối nguy do họat động dưới sự kiểm sóat của tổ chức tạo ra trong vùng lân cận của nơi làm việc

f)     Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vật liệu tại nơi làm việc do tổ chức hay người khác cung cấp.

g)     Các thay đồi hay đề xuất thay đồi trong tổ chức, đối với các họat động, hay vật tư.

h)    Các điều chỉnh đối với hệ thống OH&S bao gồm các thay đổi mang tính tạm thời và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và các họat động.

i)      Việc thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, việc lắp đặt, máy móc/ thiết bị, các thủ tục điều hành và tổ chức công việc, bao gồm việc thích ứng với khả năng của con người.

 

Các phương pháp để xác định mối nguy và đánh giá rủi ro của tổ chức phải:

a)     Được xác định phù hợp với phạm vi, bản chất và ấn định thời điểm để đảm bảo chủ động ngăn ngừa hơn là phản ứng- đối phó

b)     Giúp nhận diện, phân lọai các rủi ro và lập thành văn bản các rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm sóat phù hợp

Để quản lý các thay đồi tổ chức phải nhận diện được các mối nguy về OH&S và các rủi ro có liên quan đến các thay đổi trong tổ chức, hệ thống quản lý OH&S, hay các họat động, trước khi thực hiện thay đồi đó.

Tổ chức phải đảm bảo rằng các kết quả đánh giá này được xem xét khi xác định biện pháp kiểm sóat đối với các rủi ro.

Khi nhận diện các rủi ro hay khi xem xét thay đổi đối với các biện pháp kiểm sóat hiện hữu, việc xem xét phải hướng đến các hiện pháp giàm thiểu rủi ro theo các cấp độ sau:

a)      Lọai bỏ

b)      Thay thế

c)      Các biện pháp kiểm sóat kỹ thuật

d)      Các tín hiệu/ biển cảnh báo và/ hay các biện pháp kiểm sóat hành chính

e)      Các thiết bị bảo vệ cá nhân

Tổ chức phài lập văn bản và cập nhật các kết quả của việc nhận diện các mối nguy, đánh giá rủi ro và các biện pháp kiểm sóat đã được xác định. Tổ chức phải đảm bảo rằng các rủi ro về OH&S và các biện pháp kiểm sóat đã xác định được xem khi thiết lập thực hiện và duy trì hệ thống.

Để đánh giá rủi ro (Risk Assessment) cho mọi họat động trong tổ chức, thông thường hệ số rủi ro được lượng hóa qua công thức (Hệ số rủi ro = Mức độ nghiêm trọng x Khả năng xảy ra) và tùy từng yêu cầu, từng thời điểm mà tổ chức sẽ chọn mức điểm của hệ số này để xác định mức độ rủi ro liên quan đến OH&S

 


 

Tài liệu tham khảo áp dụng OHSAS 18001:2007

www.tuvaniso.org

 

 [1] ISO 9000:2005, Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng

[2] ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu

[3] ISO 14001:2004, Hệ thồng quản lý môi trường - các yêu cầu

[4] ISO 19011:2002, Hướng dẫn đánh giá

[5] OHSAS 18002: 2007,  Hướng dẫn áp dụng OHSAS 18001

[6] Các văn bản luật pháp về an toàn tại Việt Nam

 

 


 

Để giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp

www.tuvaniso.org

 

 

Bệnh nghề nghiệp nếu không được phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời bệnh sẽ không hồi phục và có thể gây tàn phế. Để có sức khoẻ tốt hơn, năng suất lao động cao hơn thì điều kiện làm việc của người lao động cần được cải thiện như:

Nơi làm việc phải thông thoáng, tránh được nhiều bụi và hơi độc; sắp xếp dụng cụ, nguyên vật liệu ngăn nắp, hợp lý; bảo quản, thay thế các chất nguy hiểm đúng theo quy định an toàn; đảm bảo đủ ánh sáng, bố trí chiếu sáng hợp lý; che chắn nguồn gây ồn ảnh hưởng đến các vị trí lao động xung quanh.

 

Trung tâm Truyền thông GDSK

 

 


 

21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tạI Việt Nam

www.tuvaniso.org

 

21 bệnh nghề nghiệp, biểu hiện của bệnh và biện pháp phòng chống: 

  1. Bệnh bụi phổi silíc

  2. Bệnh bụi phổi - amiăng

  3. Bệnh bụi phổi bông

  4. Bệnh viêm phế quản mạn tính

  5. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp

  6. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân

  7. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do chì và các hợp chất của chì

  8. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotoluen - CH3C6H2(NO)3)

  9. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen vô cơ

  10. Bệnh nhiễm độc nicotin

  11. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu

  12. Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng

  13. Bệnh giảm áp nghề nghiệp

  14. Bệnh nhiễm xạ nghề nghiệp

  15. Bệnh điếc do tiếng ồn

  16. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

  17. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do crôm)

  18. Bệnh sạm da

  19. Bệnh lao nghề nghiệp

  20. Bệnh sốt do leptospira nghề nghiệp

  21. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp

  Xem chi tiết

 


 

ECGÔNÔMI

www.tuvaniso.org

 

1.Định nghĩa

- ILO: “Ecgônômi là sự áp dụng khoa học sinh học người kết hợp với khoa học công nghệ vào người vàmôi trường của họ để có được sự thoả mãn tối đa cho người lao động đồng thời tăng năng suất lao động”.

- Kỹ thuật học các yếu tố con người.

- Thích hợp với công việc con người.

2.Sự phát triển vànhững thay đổi gần đây của Ecgônômi

- Những năm 50: quân sự

- Những năm 60: công nghiệp

- Những năm 70: sản phẩm tiêu ding

- Những năm 80: người- máy tính- phần mềm

- Những năm 90: nhận thức vàtổ chức.

3.Các phương pháp trong Ecgônômi

1. Chẩn đoán (đánh giá)

Trong ecgônômi, việc chẩn đoán được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn người lao động, tranh tra vị thế lao động, đo lường trên người lao động, thử nghiệm các thông số môi trường lao động, áp dụng bằng kiểm tra ecgônômi.

2. Xử lý

Các giải pháp ecgônômi được hình thành trên cơ sở các số liệu thu thập được trong giai đoạn “chẩn đoán”. Những sửa chữa này có thể rất đơn giản như thay đổi vị trí trang thiết bị đến quy mô thiết kế hay mua thiết bị mới.

3. Theo dõi

Qua các đánh giá chủ quan hay khách quan.

- Chủ quan: phỏng vấn người lao động;

- Khách quan: đo lường các yếu tố môi trường, tỷ lệ sản phẩm, tỷ lệ ốm, tai nạn, biến đổi chỉ tiêu tấm-sinh lý…

4. Áp dụng Ecgônômi

Hiệu quả vận hành của bất kỳ thiết bị nào cũng phụ thuộc vào sự tương tác chặt chẽ giữa người và máy. Bởi vì việc làm thay đổi khả năng của con người là rất hạn chế. Tốt hơn cả làphải làm cho thiết bị vàcông việc phù hợp với người sử dụng. Hầu hết các máy hiện nay được thiết kế để thực hiện công việc tối ưu, nhưng có thể lại vượt quá khả năng thực thể của con người. Kết quả làngười vận hành không thể điều khiển máy hiệu quả do những căng thẳng về thể lực và tinh thầnkhông cần thiết.Tác động qua lại giữa người vận hành vàmôi trường lao động xung quanh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: thiết kế nơi làm việc, các bộ phận điều khiển, máy móc. Các công việc, thiết bị làm việc lại có thể ảnh hưởng đến tư thế lao động, độ thoải mái, hiệu quả làm việc của người lao động.Các yếu tố thực thể ở nơi làm việc gồm: các yếu tố vật lý (ổn, rung, vi khí hậu,thông gió…), các yếu tố hoá học, các yếu tố sinh học…

Các yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến tổ chức lao đoọng để tạo cho người lao động có môi trường làm việc có nhiều động lực. Thời gian làm việc nghỉ ngơi, hệ thống ca kíp, hệ thống giám sát an toàn lành mạnh nơi làm việc… lànhững khía cạnh quan trọng có ảnh hưởng đến sự hào hứng, động lực và niềm hạnh phúc của người lao động.

Nhân trắc học và thiết kế nơi làm việc

Tạo sự tương tác tốt của máy đối với các đặc điểm của con người gồm những việc nhiều thử thách. Đau lưng, đau cổ và các căng thẳng khác do tư thế làm việc bất lợi làhiện tượng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp, nơi màcông việc yêu cầu người lao động phải thường xuyên đứng hay ngồi trong những tư thế tương đối cố định với thời gian dài. Chúng ta thường they trong nhiều doanh nghiệp, cơ quan, bàn làm việc, công cụ, máy móc được đưa vào sử dụng màkhông xem xét mối tương quan giữa chúng với nhau vàvới người sử dụng. Sự thiết kế kém, các tư thế bất lợi có thể dẫn đến những khó chịu vàmệt mỏi. Ngoài ra, bỏ qua sự khác nhau về nhân trắc học vàdân tộc, khi nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài vào mà không cân nhắc điều kiện văn hoá-xã hội tại nơi làm việc có thể có hậu quả xấu. Tất cả những điều đó có thể dẫn đến rối loạn do chấn thương tích luỹ hoặc tổn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại. Công cụ vàmáy thiết bị phù hợp với người vận hành ở một nước có thể không phù hợp với người vận hành ở nước khác.

4.1. Nhân trắc

Thiết kế nơi làm việc, thiết bị vàmôi trường để có thể phù hợp với số động người lànhiệm vụ phức tạp. Để thích ứng nơi làm việc với kích thước con người thì đo kích thước cơ thể là điều cần thiết. Kích thước cơ thể của các nhóm người ở vùng địa lý khác nhau, nhóm dân tộc khác nhau thì khác nhau rất rõ. Cần chú ý áp dụng các tiêu chuẩn từ vùng này đến vùng khác.

Ecgônômi tập trung vào sự phù hợp của máy với người vận hành để người vận hành có khả năng làm việc hiệu quả.

4.2. Thiết kế nơi làm việc

Nếu thiết kế nơi làm việc để phù hợp với người cỡ trung bình thì không đủ. Trong tường hợp thiết kế các tiện nghi người ta thường dưa trên nhân trắc của người cỡ lớn (95%). Tuy nhiên cũng cần chú ý đến những người sử dụng có nhỏ hơn. Chiều cao bàn ghế không phù hợp sẽ giảm hiệu quả vàgây mệt. Song khi thiết kế máy lại dựa vào nhân trắc của người cỡ nhỏ (5%) để đảm bảo rằng những bộ phận điều khiển nằm trong tầm với thuận lợi.

Nguyên lý chung:

- Kích thước các khu vực làm việc phải phù hợp với 95% người sử dụng

- Khi chọn số liệu nhân trắc phải chú ý tới định nghĩa chính xác của phép đo và sai số có thể chấp nhận được

- Tầm vóc của con người có thể thay đổi theo thời gian nên kích thước tối ưu

được xây dung phải được điều chỉnh theo thời gian.

Lao động ở tư thế ngồi: khi chọn tư thế ngồi cần phải dựa vào:

- Sự liên quan giữa chỗ ngồi vàdiện tích làm việc

- Khả năng thay đổi tư thế

- Dễ đứng lên vàngồi xuống

- Mặt ngồi vàlưng có đệm tốt

- Vị trí các bộ phận điều khiển, phạm vi hoạt động

- Khoảng không cho đùi Lao động ở tư thế đứng: khi chọn tư thế đứng hay ngồi cần dựa vào:

- Độ lớn của lực vàphương tác động

- Phân bố của bộ phận điều khiển

- Khả năng thay đổi tư thế (xen kẽ với ngồi)

- Trong trường hợp bàn làm việc không điều chỉnh được chiều cao thì nguyên tắc là chọn chiều cao bàn làm việc phù hợp với người cỡ lớn (95%).

Tư thế thuận lợi của đầu:

- Tư thế đứng: góc tạo nên giữa hướng nhìn với đường nằm ngang 23-270

- Tư thế ngồi: góc tạo nên giữa hướng nhìn với đường nằm ngang 32-440

4.3. Bố trí mặt bằng làm việc

- Vùng tối thuận: vùng có bán kính từ khuỷu tay đến bàn tay khi gấp

- Đường bán kính cầm nắm tối đa: mỏm vai đến bàn tay khi gấp.

 Thông tin liên quan                       


  Giới thiệu dịch vụ
  Hỏi và đáp
  Qui trình tư vấn
  Lý do chọn EFC
  Đăng ký dịch vụ

  OHSAS 18001: 2007


Tài liệu tham khảo                         


  Tiêu chuẩn OHSAS 18000
  Check list đánh giá

  Kế họach triển khai tư vấn