English
Tiếng Việt
Trụ sở 
Sơ lược công ty 
Tầm nhìn 
Sứ mạng 
Chính sách chất lượng 
Danh sách khách hàng 
Thông tin tuyển dụng 
Phát triển nghề nghiệp 

  Giới thiệu dịch vụ
Tin tức và sự kiện
Giới thiệu
Giới thiệu dịch vụ
ISO 9000
ISO 14000
ISO 22000 - HACCP 
OHSAS 18000 
5S & KAIZEN 
SA 8000 
TS 16949 
ISO 17025 
6 SIGMA 
... 
Con người và công việc
Hỏi và đáp
Quy trình tư vấn

 ISO/ IEC 17025

 

Tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025 được ban hành là sự đúc kết từ kinh nghiệm chung trong việc thực hiện ISO / IEC Guide 25 và EN 45001 và thay thế cả hai tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu mà phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn phải đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn đang áp dụng một hệ thống chất lượng, rằng phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn có năng lực kỹ thuật và có thể cung cấp các kết quả có giá trị về mặt kỹ thuật.

Sau khi thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn, phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn sẽ xin đăng ký công nhận từ một tổ chức công nhận thuộc chính phủ để chứng tỏ năng lực.

Trở lại

 


 

Độ không đảm bảo đo

www.tuvaniso.org

 

Thông số gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể qui cho đại lượng đo một cách hợp lý

- Thông số có thể là độ lệch chuẩn ( hoặc bội của nó ), hoặc là ½  của khoảng với mức tin cậy đã định

- Nói chung, độ không đảm bảo đo gồm nhiều thành phần. Một số thành phần có thể được đánh giá bằng phân bố thống kê các kết quả của một dãy phép đo và có thể được đặc trưng bằng độ lệch chuẩn thực nghiệm. Các thành phần khác, cũng có thể được đặc trưng bằng độ lệch chuẩn, được đánh giá từ các phân bố xác suất mô phỏng trên cơ sở thực nghiệm hoặc các thông tin khác

- Kết quả đo được hiểu là ước lượng tốt nhất về giá trị của đại lượng đo và tất cả các thành phần của độ không đảm bảo đo, bao gồm cả những thành phần do các ảnh hưởng hệ thống như các thành phần gắn với những sự hiệu chỉnh và gắn với các qui chiếu gây ra, đều góp phần vào độ phân tán

 


 

Đánh giá độ không đảm bảo đo

www.tuvaniso.org

 

Phòng hiệu chuẩn hoặc phòng thử nghiệm thực hiện hiệu chuẩn nội bộ phải có và áp dụng thủ tục đánh giá độ không đảm bảo đo cho tất cả các phép hiệu chuẩn và hình thức hiệu chuẩn. Phòng thử nghiệm phải có và phải áp dụng thủ tục để đánh giá độ không đảm bảo đo. Trong một số trường hợp nhất định, bản chất của phương pháp thử có thể hạn chế việc tính toán nghiêm ngặt về phương diện đo lường và thống kê độ không đảm bảo đo. Trong những trường hợp này, Phòng thí nghiệm ít nhất phải có gắng xác định tất cả các thành phần độ không đảm bảo đo, thực hiện đánh giá hợp lý và phải đảm bảo rằng hình thức thống báo kết quả không được gây ấn tượng sai về độ không đảm bảo đo. Việc đánh giá hợp lý phải dựa trên kiến thức về tính năng của phương pháp và lĩnh vực đo, và phải sử dụng, ví dụ, kinh nghiệm trước đó và dữ liệu có giá trị

-          Mức độ nghiêm ngặt cần thiết để đánh giá độ không đảm bảo đo tuỳ thuộc vào các yếu tố như: yêu cầu của phương pháp thử; yêu cầu của khách hàng; các giới hạn làm cơ sở để quyết định về sự phù hợp với quy định kỹ thuật

-          Trong những trường hợp khi một phương pháp thử nghiệm đã được công nhận rộng rãi quy định giới hạn giá trị của các nguồn chủ yếu gây nên độ không đảm bảo đo và quy định cách thức trình bày kết quả đã tính toán, PTN được coi là đáp ứng các điều này khi tuân theo phương pháp thử và các hướng dẫn lập báo cáo.

Khi đánh giá độ không đảm bảo đo, tất cả các thành phần độ không đảm bảo được xem là quan trọng các tình huống cụ thể phải được tính đến bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp

-          Các yếu tố góp phần vào độ không đảm bảo đo bao gồm (nhưng không giới hạn) ở chuẩn chính, mẫu chuẩn, phương pháp và thiết bị sử dụng, điều kiện môi trường, đặc tính và điều kiện của mẫu thử hoặc hiệu chuẩn và người thao tác.

-          Sự biến đổi lâu dài được dự đoán trước của mẫu thử và/ hoặc hiệu chuẩn thông thường không được tính đến khi đánh giá độ không đảm bảo đo.

-          Để biết thêm thông tin, hãy tham khảo TCVN 6910:2001 (ISO 5725) và Hướng dẫn về trình bày độ không đảm bảo đo.

 


 

Liên kết chuẩn

www.tuvaniso.org

 

Tất cả các thiết bị sử dụng cho công việc thử nghiệm và/ hoặc hiệu chuẩn, kể cả thiết bị đo phụ (ví dụ: để xác định điều kiện môi trường) có ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác hoặc tính đúng đắn của kết quả hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc lấy mẫu phải được hiệu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng, PTN phải xây dựng chương trình và thủ tục để hiệu chuẩn thiết bị - chương trình cần bao gồm hệ thống lựa chọn, sử dụng, hiệu chuẩn, kiểm tra, kiểm soát, bảo trì các chuẩn đo lường, các mẫu chuẩn được sử dụng như các chuẩn đo lường, thiết bị đo và thử nghiệm được sử dụng để thực hiện các phép thử nghiệm và hiệu chuẩn.

 


 

Hướng dẫn thiết lập ứg dụng cho một số lĩnh vực cụ thể

www.tuvaniso.org

 

 

Các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn ISO 17025 được đưa ra dưới dạng yêu cầu chung, trong thực tế cần có thêm các giải thích khi áp dụng cho tất cả các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Các giải thích này phải dựa trên các ứng dụng thực tế. Các ứng dụng thực tế không cần bổ sung thêm các yêu cầu chung không được quy định trong tiêu chuẩn này.

Các ứng dụng có thể được xem như một soạn thảo kĩ lưỡng các chuẩn mực (yêu cầu) được công bố chung trong tiêu chuần này cho một số lĩnh vực cụ thể như: thử nghiệm và hiệu chuẩn cụ thể. Theo đó, các ứng dụng phải được thiết lập bởi những người có năng lực và kinh nghiệm kỹ thuật thích hợp cũng như phải thể hiện đầy đủ các yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cho việc thực hiện các hoạt động thử nghiệm và hiệu chuẩn.

Phụ thuộc vào ứng dụng định thực hiện, có thể cần phải thiết lập các ứng dụng đối với các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này. Thiết lập các ứng dụng có thể được thực hiện một cách đơn giản qua việc cung cấp các chi tiết hoặc thông tin bổ xung cho các yêu cầu chung đã được công bố ở các điều mục (ví dụ: giới hạn cụ thể về nhệit độ, độ ẩm trong phòng thử nghiệm). Trong một số trường hợp các ứng dụng sẽ bị giới hạn, việc áp dụng chỉ cho một (hoặc một nhóm) phương thức thử nghiệm và hiệu chuẩn. Trong những trường hợp khác các ứng dụng có thể khá rộng, áp dụng cho hoạt động thử nghiệm và hiệu chuẩn của nhiều loại sản phẩm, lĩnh vực hoặc toàn bộ hoạt động thử nghiệm và hiệu chuẩn.

Nếu các ứng dụng được áp dụng cho một nhóm các phương thức thử nghiệm và hiệu chuẩn trong toàn bộ một lĩnh vực kỹ thuật, phải sử dụng từ thông dụng, phổ biến cho tất cả các phương thức. Mặt khác, có thể cần phải phát triển một tài liệu riêng cho ứng dụng nhằm bổ xung thêm cho tiêu chuẩn này trong một số trường hợp cụ thể hoặc cho một nhóm các hoạt động thử nghiệm và hiệu chuẩn, một số sản phẩm, nguyên liệu hay một vài lĩnh vực kỹ thuật của hoạt động thử nghiệm và hiệu chuẩn. Các tài liệu riêng này chỉ cung cấp các thông tin bổ xung cần thiết trong khi vẫn phải xem tiêu chuẩn ISO 17025 như tài liệu quy định chung cho toàn bộ ứng ứng. Phải tránh các ứng dụng quá cụ thể nhằm giảm sự gia tăng của các tài liệu chi tiết.

Hướng dẫn này phải được sử dụng bởi tổ chức công nhận và các loại hình tổ chức đánh giá khác khi các tổ chức này phát triển các ứng dụng cho mục đích riêng (ví dụ: công nhận trong một lĩnh vực cụ thể).

 


 

Thử nghiệm thành thạo

www.tuvaniso.org

 

Mục đích chương trình

• Thử nghiệm thành thạo là một trong các hoạt động của Văn phòng Công nhận Chất lượng. Hoạt động này được triển khai từ năm 1996 nhằm hỗ trợ công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn trong phạm vi cả nước
• Thử nghiệm thành thạo là đầu mối của APLAC giúp các phòng thí nghiệm trong nước có thể so sánh năng lực của mình với quốc tế, góp phần nâng cao năng lực của PTN trong nước..


• Chương trình có sự tham gia tư vấn kỹ thuật của các chuyên gia kỹ thuật các Viện, PTN, đơn vị sản xuất.
• Mục tiêu của Chương trình thử nghiệm thành thạo là giúp các phòng thử nghiệm trong và ngoài hệ thống công nhận so sánh năng lực của mình với phòng thí nghiệm khác và kiểm soát, đảm bảo chất lượng quá trình thử nghiệm của mình.
• Thử nghiệm thành thạo là một công cụ cho phép Phòng thí nghiệm chứng minh năng lực thử nghiệm của mình với khách hàng, cơ quan công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền.
• Nguyên tắc hoạt động của chương trình là Khách quan, Chất lượng, Chuyên nghiệp.

Thử nghiệm thành thạo là gì ?

• Thử nghiệm thành thạo là cách kiểm soát năng lực thử nghiệm của phòng thí nghiệm bằng cách so sánh liên phòng.
• So sánh liên phòng là quá trình tổ chức, thực hiện và đánh giá việc thử nghiệm trên cùng 1 mẫu hoặc mẫu tương tự nhau bởi 2 hay nhiều phòng thí nghiệm theo một điều kiện quy định sẵn.
• Thử nghiệm thành thạo là công cụ để giúp phòng thí nghiệm chứng minh năng lực của mình với Cơ quan công nhận, khách hàng hoặc tổ chức độc lập thứ ba.

• Các PTN trước khi đánh giá công nhận lần đầu phải tham gia chương trình PT phù hợp. Trong thời hạn 4 năm PTN được Công nhận phải tham gia ít nhất một chương trình PT.

www.boa.gov.vn

 


 

Tài liệu tham khảo áp dụng ISO 17025

www.tuvaniso.org

 

[1] TCVN 6910-1 : 2001 (ISO 5725-1 : 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 1 : Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[2] TCVN 6910-2: 2001 (ISO 5725-2: 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 2 : Phương pháp cơ bản xác định độ lặp và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[3] TCVN 6910-3 2001 (ISO 5725-3 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 3 : Các thước đo trung gian độ chụm cảu phương pháp đo tiêu chuẩn.

[4] TCVN 6910-4 :2001 (ISO 5725-4 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 4 : Phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn.

[5] TCVN 6910-6 2001 (ISO 5725-6 1994), Độ chính xác ( độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần : Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế.

[6] TCVN ISO 9000 : 2007 ( ISO 9000 : 2005), Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng

[7] TCVN ISO 9001: 2000 ( ISO 9001: 2000), Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu

[8] ISO/IEC 90003 : 2004, Software engineering – Guidelines for aplication of ISO 9001 : 2000 to computer software ( Ứng dụng phần mềm - Hướng dẫn áp dụng ISO 9001 : 2000 cho phần mềm máy tính)

[9] TCVN ISO 10012 : 2007 ( ISO 10012:2003), Hệ thống quả lý đo lường – Yêu cầu đối với quá trình và các thiết bị đo lường

[10] TCVN ISO/IEC 17011:2007(ISO/IEC 17011:2007), Đánh giá sự phù hộp – Yêu càu chung đối với cơ quan công nhận thực hiện việc công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp

[11] TCVN ISO/IEC 17020:2001 (ISO/IEC 17020:1998), Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định

[12] TCVN ISO 19011:2003 (ISO 19011:2002) Hưóng dẫn đánh giá hệ thống quả lý chất lượng và/hoặc hệ thống quả lý môi trường

[13] ISO Guilde 30, Term and definitions used in connection with reference materials

[14] ISO Guilde 31, Reference materials – Contents of certificates and labels

[15] ISO Guilde 32 : 1997, Calibration in ânlytical chemisty and use of certified reference materials.

[16] ISO Guilde 33:1989, Uses of certified reference materials.

[17] TCVN 7366 : 2003 ( ISO Guilde 34:2000), Yêu cầu chung về năng lực của nhà sản xuất chất chuẩn.

[18] ISO Guilde 35, Certification of reference materials – General and Statistical principles

[19] ISO/IEC Guilde 43-1:1997, Proficiency testing by interlaboratory comparisons – Part 1 : Development and operation of proficiency testing schemes ( Thử nghiệm thành thạo khi thực hiện các phép so sánh liên phòng thí nghiệm - Phần 1 : Phát triển và điều hành các phương thức thử nghiệm thành thạo)

[20] ISO/IEC Guilde 43-2:1997, Proficiency testing by interlaboratory comparisions – Part 2 : Selection and use of proficiency testing schemes by laboratory accreitaion bodies (Thử nghiệm thành thạo khi thực hiện các phép so sánh liên phòng thí nghiệm - Phần 2 : Lựa chọn và sử dụng các sơ đồ thử nghiệm thành thạo bởi các tổ chức công nhận phòng thí nghiệm)

[21] TCVN 5954:1995 ( ISO/IEC Guilde 58:1993), hệ thống công nhận Phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn – yêu cầu chung về hoạt động và thừa nhận

[22] TCVN 7457:2004 (ISO/IEC Guilde 65:1996), Yêu cầu chung đối với tổ chức điều hành hệ thống công nhận sản phẩm.

[23] GUM, Guilde to the Expression of Uncertainty in Measurement, issued by BIPM, IEC,IFCC, ISO, IUPAC, IUPAP and OIML.

[24] Tham khảo thêm thông tin tại Website : www.ilac.org

 

 

 Thông tin liên quan                       

  Giới thiệu dịch vụ
  Hỏi và đáp
  Qui trình tư vấn
  Lý do chọn EFC
  Đăng ký dịch vụ
Tài liệu tham khảo                         

  Tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025