English
Tiếng Việt
Trụ sở 
Sơ lược công ty 
Tầm nhìn 
Sứ mạng 
Chính sách chất lượng 
Danh sách khách hàng 
Thông tin tuyển dụng 
Phát triển nghề nghiệp 

  Giới thiệu dịch vụ
Tin tức và sự kiện
Giới thiệu
Giới thiệu dịch vụ
ISO 9000
ISO 14000
ISO 22000 - HACCP 
OHSAS 18000 
5S & KAIZEN 
SA 8000 
TS 16949 
ISO 17025 
6 SIGMA 
... 
Con người và công việc
Hỏi và đáp
Quy trình tư vấn

 ISO 9000

 Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008

 

Không khó để dễ nhận ra rằng những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp đã không làm thất vọng sự tín nhiệm của “thượng đế”- khách hàng. Chân lý rất bình thường đó nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được và làm và thành công ở mức cao. Khi doanh nghiệp quy mô còn chưa lớn Người lãnh đạo kiểm soát tốt được những gì làm cho khách hàng, nhưng khi quy mô lớn hơn thì các nhà lãnh đạo có dám chắc rằng mình cũng có thể làm tốt như trước đây ?. Câu trả lời “có thể có”, “có thể không” vậy là “không chắc lắm”…

Quản lý là khoa học hay nghệ thuật ? Chắc chắn rằng câu trả lời sẽ là cả hai, nghệ thuật ở chỗ sẽ không có một “giải pháp chung” cho quản lý và khoa học ở chỗ phải có phương pháp – Quản trị kinh doanh, hay ISO 9000 là một trong những đỉnh cao về khoa học quản lý sẽ cho chúng ta “chìa khóa” để “hướng vào khách hàng”.

 

Trở lại

 


 

Lịch sử hình thành bộ ISO 9000

www.tuvaniso.org

 

  Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008

Năm 1955

Uỷ ban Đảm bảo chất lượng của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO (AC/250), (Dự án Apolo của NASA, máy bay Concorde của Anh – Mỹ, tàu vượt Đại dương của Anh – Mỹ, tàu vượt Đại dương của Nữ hoàng Elizabeth II,…

 

Năm 1969

-  Tiêu chuẩn quốc phòng MoD 05 (Anh), MIL STD 9858 (Mỹ)

-  Thừa nhận lẫn nhau về các hệ thống đảm bảo chất lượng của những người thầu phụ thuộc các thành viên NATO ( AQAP – Allied Quality Assurance Procedures).

 

Năm 1972

-   Các tiêu chuẩn quốc phòng của Anh, DEFSTAN 05 – 21, 24, 26, 29 (Defence stangars) tiến hành xem xét hệ thống Quản lý chất lượng của những người thầu phụ trước khi ký kết hợp đồng. Các thành viên NATO cũng làm như vậy.

-  Viện tiêu chuẩn Anh ban hành BS 4778 – Thuật ngữ đảm bảo chất lượng và BS 4891 – Hướng dẫn Đảm bảo chất lượng.

-           

Năm 1979

BS 5750 (Tiền thân của ISO 9000)

Phần 1, 2 và 3 : Cạnh tranh với các tiêu chuẩn quốc phòng

Phần 4, 5 và 6 : Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá

 

Năm 1987

Công bố tiêu chuẩn ISO 9000

 

Năm 1994

Soát xét lần 01, chỉnh lý lại Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm 24 tiêu chuẩn khác nhau)

 

Năm 2000

Soát xét lần 02, ban hành ngày 15/12/2000

Năm 2008

Soát xét lần 03, ban hành ngày 15/11/2008 .

 

 


 

Mục đích hệ thống quản lý chất lượng

www.tuvaniso.org

 

 

Hệ thống quản lý chất lượng có thể giúp các tổ chức nâng cao sự thoả mãn khách hàng

 

Khách hàng đòi hỏi sản phẩm có những đặc tính thoả mãn nhu cầu và mong đợi của họ. Nhu cầu và mong đợi này được thể hiện ở các qui định cho sản phẩm và được gọi chung là các yêu cầu của khách hàng.

Yêu cầu của khách hàng có thể được qui định dưới dạng hợp đồng hoặc do chính tổ chức xác định. Trong mọi trường hợp, khách hàng đều là người quyết định cuối cùng về việc chấp nhận sản phẩm. Do nhu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi nên các tổ chức cũng phải liên tục cải tiến sản phẩm và các quá trình của họ

 

Phương pháp hệ thống trong quản lý chất lượng khuyến khích các tổ chức phân tích các yêu cầu của khách hàng, xác định được các quá trình giúp cho sản phẩm được khách hàng chấp nhận và giữ các quá trình này trong tầm kiểm soát. Một hệ thống quản lý chất lượng có thể cung cấp cơ sở cho việc cải tiến không ngừng nhằm tăng khả năng thoả mãn khách hàng và các bên có liên quan khác. Nó tạo ra sự tin tưởng cho tổ chức và khách hàng về khả năng cung cấp sản phẩm luôn đáp ứng các yêu cầu.

 

Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008


Vai trò của lãnh đạo cao nhất trong hệ thống quản lý chất lượng

www.tuvaniso.org   

Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008

Thông qua sự lãnh đạo và các hành động, lãnh đạo cao nhất tạo ra môi trường để huy động mọi người tham gia và để hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu lực. Lãnh đạo cấp cao nhất có thể sử dụng các nguyên tắc của quản lý chất lượng làm cơ sở cho vai trò của họ, đó là:

 

a)    Thiết lập và duy trì chính sách và mục tiêu chất lượng của tổ chức

b)    Phổ biến chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng trong toàn bộ tổ chức để nâng cao nhận thức, động viên và huy động tham gia

c)    Đảm bảo toàn bộ tổ chức hướng vào các yêu cầu của khách hàng

d)    Đảm bảo các quá trình thích hợp được thực hiện để tạo khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm và đạt được mục tiêu chất lượng

e)     Đảm bảo thiết lập, thực thi và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và hiệu quả để đạt được các mục tiêu chất lượng đó

f)      Đảm bảo có sẵn các nguồn lực cần thiết

g)     Xem xét định kỳ hệ thống quản lý chất lượng

h)    Quyết định các hành động đối với chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng

i)       Quyết định các hành động cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.


Giá trị của hệ thống tài liệu

www.tuvaniso.org

 

Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008

 

Hệ thống tài liệu tạo khả năng thông báo các ý định và sự nhất quán các hành động. Việc sử dụng hệ thống tài liệu giúp:

 

a)     Đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và cải tiền chất lượng

b)    Cung cấp việc đào tạo chính thức

c)     Lặp lại và xác định nguồn gốc

d)    Cung cấp bằng chứng khách quan

e)     Đánh giá tính hiệu lực và sự luôn thích hợp của hệ thống quản lý chất lượng

 

Bản thân việc tạo thành hệ thống tài liệu không phải là mục đính mà cần phải là một hoạt động gia tăng giá trị

 


Cải tiến liên tục

www.tuvaniso.org

 

Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008

Mục đích của cải tiến liên tục một hệ thống quản lý chất lượng là để tăng cường khả năng nâng cao sự thoả mãn của khách hàng và các bên quan tâm khác. Các hành động cải tiến bao gồm cả những hoạt động sau:

 

a)     Phân tích và xem xét đánh giá tình trạng hiện tại để xác định lĩnh vực cải tiến

b)    Thiết lập mục tiêu cải tiến

c)     Tìm kiếm giải pháp có thể để đạt các mục tiêu này

d)    Xem xét đánh giá các giải pháp này và lựa chọn

e)     Thực hiện các giải pháp được lựa chọn

f)      Đo lường, kiểm tra xác nhận, phân tích và xem xét đánh giá các kết quả thực hiện để xác định việc đạt các mục tiêu

g)     Tiêu chuẩn hoá những thay đổi

 

Khi cần thiết, các kết quả được xem xét để xác định cơ hội cải tiến tiếp theo. Theo cách thức này, cải tiến là một hoạt động không ngừng. Các phản hồi của khách hàng và các bên quan tâm khác, các cuộcđánh giá, xem xét hệ thống quản lý chất lượng cũng có thể được sử dụng để xác định cơ hội cải tiến

 


Xem xét đánh giá các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng

www.tuvaniso.org

Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008

 

Khi xem xét đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, có bốn câu hỏi cơ bản cần đặt ra liên quan để mọi quá trình được đánh giá:

 

a)  Các quá trình có được nhận biết và xác định thoả đáng ?

b)  Có phân công trách nhiệm ?

c)  Các thủ tục có được áp dụng và duy trì ?

d)  Quá trình này có hiệu lực để đạt được kết quả đặt ra?

 

Tập hợp các câu trả lời cho những câu hỏi trên có thể xác định  được kết quả của việc xem xét đánh giá. Xem xét đánh giá một hệ thống quản lý chất lượng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào phạm vi và bao gồm nhiều dạng hoạt động, như đánh giá và xem xét hệ thống quản lý chất lượng và tự xem xét đánh giá.


Vai trò của kỹ thuật thống kê

www.tuvaniso.org

Việc sử dụng kỹ thuật thống kê giúp cho hiểu biết được sự biến động, bởi vậy sẽ giúp tổ chức gảii quyết được các vấn đề xảy ra và nâng cao hiệu lực và hiệu quả. Kỹ thuật này cũng có thể tạo điều kiện sử dụng tốt hơn các dữ liệu sẵn có để trợ giúp việc đưa ra các quyết định.

Sự biến động có thể được quan sát dựa trên cách thức và kết quả của nhiều hoạt động, thậm chí dưới điều kiện ổn định rõ ràng. Sự biến động đó có thể được quan sát dựa trên các đặc tính đo được của các sản phẩm và quá trình, và có thể tồn tại ở các giai đoạn khác nhau xuyên suốt chu kỳ sống của sản phẩm từ nghiên cứu thị trường đến dịch vụ khách hàng và việc xữ lý cuối cùng.

Kỹ thuật thống kê giúp cho việc đo lường, mô tả, phân tích, giải thích và lập mô hình những biến động như vậy, thậm với với một khối lượng dữ liệu khá hạn chế. Phân tích thống kê đối với những dữ liệu như vậy có thể giúp hiểu tốt hơn bản chất, mức độ và nguyên nhân của sự biến động. Điều này giúp cho việc giải quyết, thậm chí ngăn ngừa những vấn đề có thể xảy ra từ sự biến động đó, và thúc đẩy cải tiến liên tục.

Hướng dẫn về các kỹ thuật thống kê trong hệ thống quản lý chất lượng được trình bày trong báo cáo kỹ thuật ISO/TR 10017.Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008


Cách tiếp cận theo quá trình

www.tuvaniso.org

Mọi hoạt động, hay tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến đầu vào thành đầu ra có thể xem như một quá trình

Để các tổ chức hoạt động có hiệu quả, họ phải xác định và quản lý nhiều quá trình có liên quan và tương tác lẫn nhau. Thông thường, đầu ra của một quá trình sẽ trực tiếp tạo thành đầu vào quá trình tiếp theo. Việc xác định một cách hệ thống và quản lý các quá trình được triễn khai trong tổ chức và đặc biệt quản lý sự tương tác giữa các quá trình đó được gọi là “cách tiếp cận theo quá trình”

Tiêu chuẩn này khuyến khích áp dụng cách tiếp cận theo quá trình để quản lý một tổ chức. vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008


Cách tiếp cận theo hệ thống

www.tuvaniso.org

 

 

 

Phương pháp xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng gồm một số bước, trong đó có các bước sau đây:

 

a)     Xác định nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm khác

b)    Thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của tổ chức

c)     Xác định các quá trình và trách nhiệm cần thiết để đạt được các mục tiêu chất lượng

d)    Xác định và cung cấp nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu chất lượng

e)     Thiết lập các phương pháp đo hiệu lực và hiệu quả của mỗi quá trình

f)      Áp dụng các phương pháp đo này để xác định hiệu lực hiệu quả của mỗi quá trình

g)     Xác định biện pháp ngăn ngừa sự không phù hợp và loại bỏ các nguyên nhân gây ra chúng

h)    Thiết lập và áp dụng một quá trình để cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng

 

Có thể áp dụng phương pháp như vậy để duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng hiện tại

 

Bằng cách áp dụng cách tiếp cận như vậy, tổ chức tạo ra sự tin tưởng vào khả năng của các quá trình và chất lượng của sản phẩm và cung cấp cơ sở cho cải tiến liên tục. Điều này có thể dẫn đến tăng sự thoả mãn của khách hàng và các bên quan tâm khác và thành công của cả tổ chức. vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008

 


Trọng tâm của hệ thống quản lý chất lượng và các hệ thống quản lý khác

www.tuvaniso.org

Hệ thống quản lý chất lượng là một phần của hệ thống quản lý của tổ chức tập trung vào việc đạt đầu ra ( kết quả ), có liên quan đến mục tiêu chất lượng, nhằm thoả mãn nhu cầu, mong đợi và yêu cầu khách hàng và các bên quan tâm một cách thích hợp. Các mục tiêu chất lượng bổ sung cho các mục tiêu khác của tổ chức như những mục tiêu liên quan đến sự tăng trưởng, ngân quỹ, lợi nhuận, môi trường, sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.

Các phần khác nhau của hệ thống quản lý của tổ chức có thể hợp nhất hoá với hệ thống quản lý chất lượng thành một hệ thống quản lý duy nhất sử dụng các yếu tố chung. Điều này tạo thuận lợi cho việc hoạch định, phân bổ nguồn lực, xác định các mục tiêu ổ sung và xem xét đánh giá hiệu lực chung của tổ chức. Hệ thống quản lý của tổ chức có thể được đánh giá theo những yêu cầu về hệ thống quản lý của tổ chức đó. Hệ thống quản lý này cũng có thể được đánh giá theo yêu cầu của các tiêu chuẩn như  ISO 9001 và  ISO 14001. Việc đánh giá hệ thống quản lý này có thể được thực hiện một cách riêng rẽ hoặc kết hợp. vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008


Mối quan hệ gĩưa hệ thống quản lý chất lượng và các mô hình tuyệt hảo

www.tuvaniso.org

 

 

Các cách tiếp cận của hệ thống quản lý chất lượng trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và trong các mô hình tuyệt hảo về tổ chức dựa trên những  nguyên tắc chung. Cả hai đều:

a)        Tạo điều kiện cho tổ chức xác định các điểm mạnh và điểm yếu;

b)        Có các điều khoản để xem xét đánh giá theo các mô hình tổng quát;

c)        Cung cấp cơ sở để cải tiến liên tục, và

d)          Có các điều khoản để được sự thừa nhận từ bên ngoài.

 

Sự khác nhau giữa bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các mô hình tuyệt hảo là ở phạm vi áp dụng. Bộ ISO 9000 cung cấp các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng và hướng dẫn để cải tiến kết quả thực hiện; việc xem xét đánh giá hệ thống quản lý chất lượng xác định mức độ thực hiện các yêu cầu đó. Các mô hình tuyệt hảo có các chuẩn mực giúp cho việc xem xét đánh giá mang tính so sánh kết quả thực hiện của tổ chức và có thể áp dụng cho mọi hoạt động và các bên có quan tâm của tổ chức. Các chuẩn mực đánh giá trong mô hình tuyệt hảo cung cấp cơ sở để một tổ chức so sánh kết quả thực hiện của tổ chức với hoạt động của các tổ chức khác.

 

 


 

Tám nguyên tắc của quản lý chất lượng

www.tuvaniso.org

 

 

Để lãnh đạo và điều hành thành công một tổ chức, cần định hướng và kiểm soát  tổ chức một cách hệ thống và rõ ràng. Có thể thành công nhờ áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng được thiết kế để cải tiến liên tục kết quả thực hiện trong khi vẫn lưu ý đến các nhu cầu của các bên quan tâm. Việc quản lý chất lượng, trong một số các lĩnh vực quản lý khá

Tám nguyên tắc của quản lý chất lượng được nhận biết để lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng nhằm dẫn dắt tổ chức đạt được kết quả cao hơn

a)   Hướng vào khách hàng: mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ

b)    Sự lãnh đạo: lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia để đạt được các mục tiêu của tổ chức

c)     Sự tham gia của mọi người: mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức

d)   Cách tiếp cận theo quá trình: kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình

e)   Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý: việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra

f)    Cải tiến liên tục: cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức

g)    Quyết định dựa trên dữ liệu: mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin

h)    Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng: tổ chức và nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị

 

Tám nguyên tắc quản lý chất lượng này tạo thành cơ sở cho các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng trong bộ ISO 9000. Tư vấn ISO, ISO 9000, ISO 9001, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008

 

 Thông tin liên quan                       


  Giới thiệu dịch vụ
  Hỏi và đáp
  Qui trình tư vấn
  Lý do chọn EFC
  Đăng ký dịch vụ

  Tiêu chuẩn ISO 9001:2008


 Tài liệu tham khảo                         


  Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000

  Kế họach triển khai tư vấn

  Diễn giải chương trình tư vấn

  Ví dụ áp dụng điển hình